1. Ly hôn đơn phương nộp ở đâu?
Căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 trong trường hợp
đơn phương ly hôn, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết.
2. Con dưới 3 tuổi ai nuôi?
Việc xác định ai có quyền nuôi con dưới 3 tuổi tùy thuộc vào
từng trường hợp ly hôn:
- Trường hợp thuận tình ly hôn, hai bên tự thỏa thuận với
nhau để quyết định con sẽ ở với ai, việc ai có quyền nuôi con sẽ do hai bên quyết
định.
- Trường hợp đơn phương ly hôn:
+ Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ chăm
sóc, nuôi dưỡng (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc khi cha mẹ có thỏa thuận khác).
3. Trẻ bao nhiêu tuổi được chọn ở với bố mẹ?
Căn cứ Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình, trẻ từ đủ 7 tuổi
trở lên đến dưới 18 tuổi được xem xét ý kiến ở với cha hoặc mẹ. Tuy nhiên, ý kiến
của con chỉ là một trong những yếu tố để sau khi Tòa án xem xét về quyền lợi mọi
mặt của con để ra quyết định con được ở với ai chứ không ảnh hưởng đến toàn bộ
quyết định của Tòa.
4. Có phải đăng ký kết hôn ở đâu thì ly hôn ở đó?
Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, thị trấn là nơi có thẩm quyền
xử lý việc đăng ký kết hôn nhưng Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc mới là cơ
quan có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn.
5. Sau khi nộp đơn ly hôn bao lâu thì được giải quyết?
Sau khi nộp đơn ly hôn:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn
khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân
công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau
đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án
theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn; Chuyển đơn khởi kiện cho
Tòa án có thẩm quyền; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Như vậy, trong vòng 08 ngày làm việc Tòa án sẽ xem xét giải
quyết đơn khởi kiện ly hôn.
Để tiết kiệm thời gian quý khách hãy tham khảo: Dịch vụ ly hôn nhanh tại Tp HCM
6. Khi nào người bố được quyền nuôi con?
Việc khi nào người bố có quyền nuôi con khi ly hôn tùy thuộc
vào từng trường hợp ly hôn:
- Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, quyền nuôi con thuộc
về người bố khi hai vợ chồng đều thỏa thuận để con cho người bố nuôi.
- Đối với trường hợp đơn phương ly hôn:
+ Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ chăm
sóc, nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc khi cha mẹ có thỏa thuận khác, lúc
này người bố có thể được xem xét về quyền nuôi con.
+ Trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên đến đủ 7 tuổi, quyền nuôi con
sẽ do Tòa án quyết định dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con, do đó nếu người
bố chứng minh được rằng vợ mình không đủ điều kiện chăm sóc con thì có thể được
xem xét thêm về quyền nuôi con.
+ Trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi được xem xét
nguyện vọng muốn ở với ai, tuy nhiên cần lưu ý rằng nguyện vọng của trẻ chỉ là
một trong các tiêu chí để Tòa án đưa ra quyết định trẻ sẽ ở với ai chứ không ảnh
hưởng đến toàn bộ quyết định của Tòa.
7. Cần chứng minh gì để giành quyền nuôi con?
Căn cứ vào những quyền lợi về mọi mặt của con. Khi đó, cha
hoặc mẹ phải chứng minh mình đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi của con về mọi mặt:
điều kiện kinh tế, vật chất, tinh thần…
8. Con trên 3 tuổi ai được nuôi?
Việc xác định người có quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn
sẽ tùy vào từng trường hợp ly hôn:
- Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, quyền nuôi con khi
ly hôn sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau để quyết định con sẽ ở với ai.
- Đối với trường hợp đơn phương ly hôn:
+ Trẻ từ 3 tuổi trở lên đến đủ 7 tuổi, quyền nuôi con sẽ do
Tòa án quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật và điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng của cha mẹ, do đó quyền nuôi con của cha hoặc mẹ phụ thuộc vào việc ai có
thể đáp ứng được nhiều hơn quyền lợi về mọi mặt của con.
+ Trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi được xem xét
nguyện vọng muốn ở với ai, tuy nhiên cần lưu ý rằng nguyện vọng của trẻ chỉ là
một trong các tiêu chí để Tòa án đưa ra quyết định trẻ sẽ ở với ai chứ không ảnh
hưởng đến toàn bộ quyết định của Tòa.
9. Không có giấy tờ gì có ly hôn được không?
Nếu thiếu một trong các giấy tờ cần thiết cho thủ tục ly
hôn, bạn vẫn có thể xin trích lục giấy tờ còn thiếu tại Ủy ban nhân dân cấp xã,
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ tư pháp, Bộ ngoại giao hoặc trích lục online qua
cổng dịch vụ công quốc gia. Đối với căn cước công dân, bạn có thể xin cấp lại tại
cơ quan công an cấp huyện, cơ quan công an cấp tỉnh nới bạn thường trú.
10. Ai là người nộp án phí ly hôn?
Theo quy định của pháp luật, tùy vào trường hợp ly hôn thuận
tình hay không thuận tình mà người nộp án phí sẽ khác nhau:
+ Đối với ly hôn thuận tình mỗi bên chịu một nửa số tiền án
phí.
+ Đối với đơn phương ly hôn, nguyên đơn là người chịu án
phí. Tuy nhiên, trường hợp ly hôn mà các bên có yêu cầu giải quyết việc phân
chia tài sản hay tranh chấp quyền nuôi con thì việc ai là người nộp án phí phụ
thuộc vào giá trị phần tài sản mà họ được hưởng và việc yêu cầu của họ có được
Tòa án chấp nhận hay không.
11. Ly hôn một phía mất bao nhiêu tiền?
Đối với ly hôn một phía (ly hôn đơn phương) mà không có yêu
cầu về việc phân chia tài sản và tranh chấp về quyền nuôi con nguyên đơn là người
chịu án phí. Trường hợp ly hôn mà các bên có yêu cầu giải quyết việc phân chia
tài sản hay tranh chấp quyền nuôi con thì việc phân chia án phí phụ thuộc vào
giá trị phần tài sản mà họ được hưởng và việc yêu cầu của họ có được Tòa án chấp
nhận hay không.
12. Ly hôn con bao nhiêu tuổi được ở với mẹ?
Theo quy định của pháp luật, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được
giao trực tiếp cho mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều
kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc khi cha mẹ
có thỏa thuận khác).
Ngoài ra, để xác định được ai có quyền nuôi con phụ thuộc
vào thỏa thuận của các bên hoặc quyết định của Tòa án sau khi đã xem xét quyền
lợi về mọi mặt của con.
13. Ly hôn hòa giải bao nhiêu lần?
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình, khi ly hôn sẽ tiến hành
hòa giải tối thiểu hai lần. Lần thứ nhất, hai bên sẽ tiến hành thủ tục hòa giải
cơ sở trước khi nộp yêu cầu đơn ly hôn. Lần thứ hai, hai bên sẽ tiến hành hòa
giải tại Tòa án trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý.
14. Thuận tình ly hôn mất bao lâu?
Theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp thuận tình
ly hôn, thời gian giải quyết trung bình từ 01 tháng đến 02 tháng.
15. Bị đơn trong ly hôn là gì?
Bị đơn trong ly hôn xuất hiện khi vợ hoặc chồng thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn. Nếu người chồng là người khởi kiện, người vợ sẽ là bị đơn và ngược lại.